30 5 / 2022

Nhện Đỏ, Mối Nguy Gây Hại Hoa Hồng

* Nhện đỏ hại hoa hồng có tên Tetranyichus SP, thuộc họ nhện giăng tơ Tetrany choidea

a.      Triệu chứng gây hại:

Trên mặt lá xuất hiện lấm chấm nhạt màu, lá không còn độ tươi.  Nhện đỏ hút hết dinh dưỡng ở bề mặt phiến lá, mặt sau của lá xuất hiện rất nhiều vết đỏ liti (soi kính hiển vi sẽ nhìn thấy con nhện màu đỏ son hoặc hơi vàng. Trên lưng mỗi bên có một vết đỏ sẫm, nhiều lông. Nếu bạn miết tay mặt dưới lá sẽ thấy một lớp dịch màu đỏ như vậy là nhện đỏ đang hoạt động và gây hại. Nếu dưới mặt lá có nhiều vết chấm trắng, lá khô, có vẻ héo thì chứng tỏ nhện đỏ đã hại và chuyển sang cây khác.

Nhện đỏ gây hại hoa hồng

                             Mặt sau lá hoa hồng bị nhện đỏ gây hại

b.       Tập quán sinh sống:

Nhện đỏ hại nặng khi thời tiết khô hạn, đặc biệt hại nặng vào những tháng mùa khô ( từ tháng 11 đến tháng 3 ). Nhện đỏ chủ yếu ẩn nấp dưới lá bánh tẻ và lá già, chúng chăng tơ và nằm ẩn dưới lớp mạng nhện bao phủ. Nhện dùng kìm chích vào mô lá, hút dịch bào tạo nên các vết chích nhỏ liti màu sáng. Các vết chích này dần liên kết với nhau làm cho lá có màu trắng xám, nâu vàng rồi khô.

Cây bị nhện đỏ hại, bộ lálà cơ quan bị ảnh hưởng nghiêm trọng nhất: lá sẽ mất dần chức năng quang hợp và rụng đi, chất lượng hoa giảm rõ rệt.

Đặc biệt lưu ý: Nhện đỏ hoạt động mạnh vào những tháng khô hanh, vòng đời của nó từ 9 đến 12 ngày, vào những tháng mùa đông thì vòng đời 28 đến 30 ngày. Nhện đỏ dễ dàng bùng phát thành đại dịch và gây hại nặng

Phòng ngừa:Cần có biện pháp phòng trừ kịp thời, quyết liệt và triệt để.

·         Biện pháp phòng ngừa:

Khi phát hiện cây bị nhện đỏ, bạn cần sử dụng phương pháp phòng trừ tổng hợp.

 Biện pháp cơ giới:

- Tưới nước đầy đủ: Thường xuyên tưới nước kiểu phun mưa, lưu ý phải tưới cả mặt sau của lá để rửa trôi nhện bám.

- Thường xuyên cắt tỉa cành khô, lá vàng, vệ sinh gốc cây và vườn sạch sẽ, thông thoáng để hạn chế mầm sâu ẩn nấp

- Bón phân cân đối: Hạn chế bón phân có thành phần đạm cao (N) mà tăng lượng phân bón có thành phần Kali cao (K) để tăng sức chống chịu  và tăng khả năng kháng bệnh  cho cây

·         Nếu sâu hại ở mức độ cao bạn nên kết hợp sử dụng thuốc đặc trị (thuốc BVTV). Vì nhện đỏ có sự kháng thuốc cao nên bạn cần phun luân phiên các loại thuốc ngăn ngừa nhện hình thành tính kháng.  Nên phun từ 3 đến 5 ngày/ lần tùy mức độ nhện hại và lặp lại 3 lần, tốt nhất  phun vào sáng sớm hoặc chiều mát (khi phun xong nên tưới lại nước )

·         Thuốc đặc trị:

-          Alfamite, Cali Cydan 200EC, Super bomb 200EC, Redmine 500SC, Kyodo…

·         Đặc biện lưu ý: Hoạt chất từ nhện đều có tính nóng vì vậy khi sử dụng các bạn cần tuân thủ nghiêm ngặt theo nguyên tắc 4 đúng: Dúng thuốc, đúng nồng độ liều lượng, đúng thời điểm và đúng cách.

CHÚC CÁC BẠN CÓ MỘT VƯỜN HỒNG RỰC RỠ

Tác giả: Ths Lê Thị Thu Hằng ( Viện nghiên cứu Rau-Hoa-Quả TW )