30 5 / 2022

KIẾN THỨC CƠ BẢN VỀ CÁC LOẠI PHÂN BÓN (Phần 2)

Trong bài này Thiên đường hoa sẽ tiếp tục giới thiệu đến các bạn các loại phân bón khác như phân vi sinh,các loại phân vô cơ.

5. Phân Vi Sinh

- Đặc điểm: Là chế phẩm phân bón được sản xuất bằng cách dùng các loại vi sinh vật hữu ích cấy vào môi trường là chát hữu cơ(như bột than bùn). Khi bón cho đất các chủng loại vi sinhy vật sẽ phát huy vai trò của nó như phân giải chất dinh dưỡng khó tiêu thành dễ tiêu cho cây hấp thụ, hoặc hút đạm khí trời để bổ sung cho đất và cây.

- Các loại phân hiện có trên thị trường:

- Phân vi sinh cố định đạm: Phân vi sinh cố định đạm, sống cộng sinh với cây họ đậu: Nitragin, Rhidafo… Phân vi sinh cố định đạm, sống tự do:  Azotobacterin… 

- Phân vi sinh phân giải lân: Phân lân hữu cơ vi sinh Komix và nhiều loại phân vi sinh phân giải lân khác có tính năng tác dụng giống như nhau.

- Phân vi sinh phân giải chất xơ:  chứa các chủng vi sinh vật giúp tăng cường phân giải xác bả thực vật… 

 
Chế phẩm sinh học BIMA
 

Một loại phân vi sinh

- Phân vi sinh vật có tính đối kháng: Thường được gọi là các chế phẩm sinh học dùng để ủ phân, bón vào đất, phun lên cây trồng... Có tác dụng hạn chế và tiêu diệt các loại nấm, tuyến trùng, côn trùng trong đất gây hại cho cây trồng, Thường chứa các loại nấm đối kháng như: Trichoderma spp, Streptomyces spp, Bacillus subtilis… 

Ngoài ra trên thị trường còn có những loại phân khác với tên thương phẩm khác nhau nhưng tính năng tác dụng thì cũng giống như các loại phân kể trên.  

- Cách sử dụng phân hữu cơ vi sinh: Thời gian sử dụng phân có hạn, tùy loại thường từ 1-6 tháng (chú ý xem thời hạn sử dụng). Phân vi sinh phát huy hiệu lực ở: vùng đất mới, đất phèn, những vùng đất bị thoái hóa mất kết cấu do bón phân hóa học lâu ngày, vùng chưa trồng các cây có vi khuẩn cộng sinh… thì mới có hiệu quả cao.   

Phân Vô Cơ (Phân khoáng): Phân vô cơ hay phân hóa học là các loại phân có chứa yếu tố dinh dưỡng dưới dạng muối khoáng (vô cơ) thu được nhờ các quá trình vật lý, hóa học. Một Số Phân Bón Vô Cơ Thông dụng Hiện Nay:

1. Phân đơn

Là loại phân chỉ chứa 1 trong 3 nguyên tố dinh dưỡng chủ yếu là N, P hoặc K. Ngoài ra còn có loại phân đơn trung lượng hoặc vi lượng.  

Phân đạm vô cơ gồm có các loại phân sau:

- Phân Urea [CO(NH2)2] có 46%N

- Phân đạm Sunphat còn gọi là đạm SA [(NH4)2SO4] chứa 21%N

- Phân Clorua Amon [NH4Cl] có chứa 24-25% N

- Phân Nitrat Amon [NH4NO3] có chứa khoảng 35% N

- Phân Nitrat Canxi [Ca(NO3)2] có chứa 13-15% N

- Phân Nitrat Natri [NaNO3] có chứa 15-16% N

- Phân Cyanamit Canxi [CaCN2] có chứa 20-21% N

 
phân đơn
 

Một số loại phân đạm vô cơ

Phân Lân:

- Phân Super Lân[Ca(H2PO4)2] có chứa 16-20% P2O5]

- Phân Lân nung chảy(Thermophotphat, Lân văn điển) có chứa 16% P2O5  

 
phân lân
 

Phân biệt phân lân Lâm Thao và Lân Trung Quốc

Phân Kali 

- Phân Clorua Kali (KCl) có chứa 60% K2O.

- Phân Sulphat Kali (K2SO4) có chứa 48-50% K2O 

 
phân Kali
 

Hình ảnh về một số loại phân Kali

2. Phân Hỗn Hợp

Là những loại phân có chứa ít nhất là 2 dưỡng chất. Chúng bao gồm phân trộn và phân phức hợp. Hàm lượng dinh dưỡng trong phân theo thứ tự là N, P, K được tính theo nồng độ phần trăm. Ví dụ:  Phân NPK 16-16-8 tức là trong 100kg phân trên có 16kg đạm nguyên chất, 16kg P2O5 và 8kg K2O…Ngoài các chất đa lượng N, P, K hiện nay ở một số chủng loại phân còn có cả các chất trung và vi lượng. Ví dụ:  Phân NPK 16. 16. 8+13S (S là lưu huỳnh)…Thông thường phân hỗn hợp có 2 loại:

- Phân trộn: Là phân được tạo thành  do sự trộn đều các loại phân N. P. K… mà không có sự tổ hợp hóa học giũa những chất đó. Loại phân này thường có nhiều màu.

 
phân NPK 3 màu
   

Một dạng phân NPK trộn

- Phân phức hợp: Là loại phân có được do con đường phản ứng hóa học từ những nguyên liệu căn bản để tạo ra.   

 
phân NPK phức hợp

Một loại phân phức hợp

- Các dạng phân hỗn hợp:

Các dạng phân đôi:  Là loại phân hỗn hợp có 2 dưỡng chất quan trọng

MAP ( Monoamonium Phosphate) hàm lượng phổ biến là 12 – 61 – 0

MKP ( Mono potassium Phosphate) hàm lượng phổ biến là 0 – 52 – 34

DAP (Diamon Phosphate ) hàm lượng phổ biến là 18 – 46 – 0

KNO3 (Potassium Nitrate) hàm lượng phổ biến là 13 – 0 – 46                                                   

Các dạng phân ba NPK thường là: 16-16-8, 20-20-15, 24-24-20…

Phân chuyên dùng:  Là dạng phân bón hỗn hợp có chứa các yếu tố đa, trung, vi lượng phù hợp với từng loại cây trồng, từng thời kỳ sinh trưởng và phát triển của cây.  

Ưu điểm của phân chuyên dùng:  rất tiện lợi khi sử dụng , góp phần làm giảm chi phí sản xuất;do đã được tính toán liều lượng phân tùy theo từng loại cây, tùy theo giai đoạn sinh trưởng-phát triển của cây trồng nên đảm bảo được năng suất, chất lượng cây trồng.  

Hiện nay trên thị trường có nhiều chủng loại phân chuyên dung của các công ty như Bình Điền, Việt Nhật…, khi sử dụng nên chú ý theo hướng dẫn cũa nhà sản xuất. Ví dụ:  Phân chuyên dùng cho lúa. Phân chuyên dùng cho cây ăn trái, cây café, cây tiêu...