NHỮNG SAI LẦM KHI CHĂM SÓC CÂY HOA HỒNG
1- Khi cây bị bệnh nặng thì ưu tiên số 1 tập trung vào chữa bệnh. Tuyệt đối ko phun thuốc và phân bón lá. Vì phun hoặc tưới cây ko những ko hấp thu được mà còn gây ngộ độc cho cây, sâu bệnh có cơ hội phát triển mạnh hơn.
Biểu hiện sâu bệnh của hoa hồng
2- Sau khi phun thuốc sâu, bệnh hay phân bón lá ko cần phải tưới lại nước hoặc xịt nước lên lá. Hành động tưới hay xịt nước lên lá sẽ làm tăng khả năng rửa trôi, giảm khả năng hấp thụ của thuốc.
Không tưới nước sau khi phun thuốc phòng, chữa bệnh
3- Sau khi tưới phân bón vào gốc cho cây cần tưới nước lại hoặc xịt nước lên toàn bộ thân lá để tránh những giọt nước phân rơi rớt lên lá khi gặp nắng sẽ gây táp, cháy lá.
Tưới nước sau bón phân là rất cần thiết
4- Ko tưới phân, tưới nước hoặc phun thuốc vào ban đêm để tránh gây nấm bệnh cho cây. 5- Không nên cắt tỉa vào những ngày mưa hay những ngày nắng gắt.
6- Với những ngày hè nắng nóng ưu tiên số 1 là cung cấp đủ nước cho cây, sau đó là phun phòng trừ sâu bệnh. Phân là yếu tố sau cùng, hòa tưới phân đặc dẫn đến ngộ độc, vàng lá, cháy ngọn... do vậy nếu có thì tưới phân cực loãng. Ở THIÊN ĐƯỜNG HOA mùa hè nhiều khi 1 tháng mới tưới phân 1 lần.
Bổ sung phân bón cho cây hoa hồng
7- Không nên thay chậu cho cây vào mùa hè. Vì thay vào mùa hè cây phục hồi chậm, nếu ko nắm rõ kỹ thuật thay chậu còn dẫn đến chết cây
Kỹ thuật sang chậu cho hoa hồng
8- Khi mua cây về nhất là vào mùa hè, ta phải để cây chỗ thoáng mát 2-3 ngày rồi từ từ chuyển ra chỗ nhiều ánh sáng hơn để cây thích nghi dần với điều kiện bên ngoài.
9- Mùa hè cắt tỉa lá hỏng , hoa tàn nhưng chỉ cắt hớt phần ngọn khoảng 5-10cm tránh cắt sâu xuống phần gốc như mùa Xuân và Thu vì khả năng bật mầm mùa hè kém hơn nhiều.
Cắt tỉa hoa hồng
10- Những ngày mùa hè nắng nóng ko nên bón phân vô cơ mà nên bón phân hữu cơ: phân vi sinh, trùn quế, dịch trùn quế, Dynamic ...
Ths Lê Thị Thu Hằng