Hoa Hồng Cổ Bạch Xếp

Hoa hồng cổ Bạch Xếp là loại hoa hồng cổ có xuất sứ lại Việt Nam, một loại hoa đã gắn bố với các thế hệ con người Việt Nam

Số lượng :

Liên hệ

* Giá chưa bao gồm VAT

GIỎ HÀNG nhận tư vấn
Đặt Online Giảm 600k
QUÝ KHÁCH VUI LÒNG NHẬP ĐÚNG SỐ ĐIỆN THOẠI
Cập nhật Tư vấn bán hàng
THÔNG TIN
HOA HỒNG CỔ BẠCH XẾP
 
Hoa hồng cổ Bạch xếp
 

1.  Nguồn gốc xuất xứ

Hoa hồng cổ Bạch xếp (hay còn gọi là Bạch giấy, Bạch Nam Định) là một trong những giống hồng cổ xuất hiện lần đầu tiên ở Việt Nam từ rất lâu đời và cho tới nay vẫn được ưu ái bởi màu trắng tinh khiết của bông hồng xinh đẹp ấy.
 
Bạch xếp với màu trắng tinh khôi
 

2.  Đặc điểm của hồng bạch xếp

Hoa hồng cổ Bạch xếp thuộc thân cây gỗ, thân bụi thấp, cây có nhiều cành và gai. Rễ cây thuộc loại rễ chùm, ăn ngang rộng, khi cây phát triển mạnh thì sẽ phát sinh nhiều rễ phụ. Lá kép lông chim mọc cách, xung quanh phần lá chét có nhiều răng cưa nhỏ, tùy từng loại giống hồng mà có màu lá khác nhau.
 

 
Hoa hồng Bạch xếp cổ đặc biệt rất sai hoa
 
Bạch xếp chinh phục người ta bởi màu trắng tinh khôi, hương thơm nhẹ nhàng và độ siêng hoa hiếm thấy. Số lượng cánh hoa khoảng từ 15 – 25 cánh hoa xếp đan xen nhau, đường kính bông 5 – 8 cm tạo nên nét duyên dáng, e ấp như thiếu nữ tuổi đôi mươi. 
 

 
Hoa hồng cổ Bạch xếp mang mùi hương xả thư giãn
 
Mang hương thơm đậm của mùi xả, đem lại cảm giác thư giãn cho những ai ngắm nhìn và tới gần em ấy. Chiều cao cây có thể đạt tới 2,5 – 3,5m, đường kính tán trung bình 2,5 – 3m tùy điều kiện chăm sóc và khí hậu. Độ lặp hoa quanh năm và vô cùng sai hoa. Cây sinh trưởng, phát triển và kháng bệnh đặc biệt rất tốt.
 

 
Hồng Bạch xếp chụp tại Thiên đường hoa 
 
 

 
Hồng Bạch xếp buổi đêm giống như một bầu trời đầy sao
 

3.     Cách trồng và kĩ thuật chăm sóc

-         Hồng có thể trồng quanh năm trên các loại đất khác nhau nhưng thích hợp nhất là đất có thành phần cơ giới nhẹ như đất phù sa. Thời điểm trồng thích hợp nhất là mùa xuân (tháng 2 – tháng 4) và mùa thu (tháng 9 – tháng 10)
-         Hồng cần tưới nước 2 lần/ngày vào sáng sớm hoặc chiều mát
-         Cung cấp đủ dinh dưỡng cho cây bằng cách bón phân định kì 7 – 10 ngày/lần
-         Một số loại phân bón tốt cho hoa hồng: n3m, đầu trâu 501, đầu trâu 701, đầu trâu 901, atonik, rong biển,…

4.     Phòng trừ bệnh sâu hại

-         Hoa hồng là loại cây dễ bị sâu bệnh, bệnh hại tấn công và khó sạch bệnh được 100%. Chính vì vậy để có một cây hoa đẹp cần phòng bệnh hơn chữa bệnh.
-         Các loại sâu hại chính: nhện đỏ, rệp, sâu xanh, sâu khoang, bọ trĩ, … Khi bị sâu hại, dùng tay để bắt hoặc sử dụng thuốc như: alfamite, kyodo, bomb, marshal, … để phòng trừ
-         Một số bệnh thường gặp: phấn trắng, đốm đen, gỉ sắt,… có thể phòng trừ bằng Score 250 ND, Anvil 5SC, ….
-         Ngoài ra, để đạt hiệu quả cao nên sử dụng kết hợp chất bám dính khi phun thuốc
-         Nếu có dịp mời các bạn đến thăm:
>> Địa chỉ: Ngõ 237 Ngô Xuân Quảng đi vào 150m Khu 31ha Viện Nghiên cứu Rau Hoa Quả Trung Ương Trâu Quỳ - Gia Lâm - HN ( ngay cây xăng cổng trường Đại học Nông Nghiệp Hà Nội.
>> Web: http://www.thienduonghoa.com.vn/
>> Fanpage: https://m.facebook.com/thienduonghoa.com.vn/
>> Fanpage: https://www.facebook.com/hoahongleo247/?fref=ts
>> Fb: https://www.facebook.com/hangruby999
>> Hotline: 0981248587- 0962 876 869

Để lại Đánh giá

Email của bạn sẽ được giữ kín, các trường cần điền sẽ đánh dấu *

Đánh giá*

Họ tên *

Email *