Bí Quyết Để Cây Hoa Hồng Cho Nhiều Mầm Lộc Và Sai Hoa
1. CẦN CẮT TỈA CÀNH VÔ HIỆU
- Công việc cắt tỉa cành vô hiệu (cành tăm, cành mù...) trên cây thường xuyên nhằm tập trung dinh dưỡng nuôi càng hữu hiệu, giúp cho cây thông thoáng hạn chế sâu bệnh hại. Có thể tiến hành cắt tỉa quanh năm nhưng nên tập trung vào mùa xuân và mùa Thu, có thể cắt tỉa hoặc CẮT CẢI TẠO . Nếu như bạn thấy những khóm hồng nhà mình cao lằng ngoằng hoặc tán cây chưa theo ý muốn thì có thể tiến hành cắt cải tạo: Cắt sâu sát gốc đoạn cành ở cấp cành cuối cùng ( cấp cành cho ra hoa trên cây). Trên 1 cấp cành( đoạn cành) càng cắt sâu về phía gốc cành thì mầm bật càng nhiều, cành càng khỏe; càng cắt về phía ngọn thì mầm càng bật ít và yếu. Chú ý : - Cắt tỉa vào ngày nắng ráo: sáng sớm hoặc chiều tối. - Đối với cây hoa hồng khả năng tự liền sẹo bảo vệ vết thương cực tốt, do vậy bạn không cần thiết phải bôi thuốc liền sẹo hay bất kỳ hóa chất nào khác vào vết cắt ( việc làm tốn công mà không hiệu quả). Đối với 1 số loài hoa khác đặc biệt là hoa lan Hồ Điệp khả năng tự liền sẹo vết thương rất kém nên sau khi cắt tỉa bắt buộc phải bôi thuốc.
Một gốc hồng ngoại siêu yêu
2. CẮT TỈA ĐỒNG LOẠT CÁC CÀNH TRÊN CÂY
- Như vậy vừa tiện chăm sóc, cùng bật mầm- ra nụ- nở hoa đồng loạt. Tránh tình trạng trên cây: 1 vài cành bật lộc, 1 vài cành đang nụ, 1 vài cành đang hoa, 1 vài cành hoa tàn sẽ phá tán cây, khó chăm sóc, đặc biệt xảy ra hiện tượng ƯU THẾ TRỘI dinh dưỡng chỉ tập trung ở những bộ phận đang phát triển mà không phân tán dinh dưỡng đều các cành. Bạn có thấy trường hợp nào mà trên cùng 1 cây các cành nụ và hoa rất đẹp trong khi đó 1 số cành khác trên cây đã cắt cành (với hy vọng sẽ bật lộc theo chủ ý của người trồng cây) nhưng thực tế lộc không bật hoặc bật mầm rất yếu. Đó chính là nguyên nhân của hiện tượng không đồng bộ hóa quá trình sinh trưởng phát triển các cành trên cùng 1 cây. Chú ý: - Với những cây hồng giống, cây nhỏ, cây yếu hoặc với những cây mới nhập hoặc mua về bạn nên cắt tỉa tập trung nuôi dưỡng cây, dưỡng tán. Khi cây khoẻ mạnh, tán đẹp, đều lúc đó bạn mới nên để cho ra nụ và hoa. Nhưng thực tế người chơi và mua thường làm ngược lại. Vì mong ngóng ra hoa nên các bạn thường để cho cây ra nụ và hoa bất kể cây yếu hay khỏe. Như vậy sẽ vô cùng ảnh hưởng đến cây sau này: Cây gầy, yếu, sức bật kém... vì dinh dưỡng gần như tập trung chủ yếu vào việc nuôi nụ và hoa. - Với cây hoa hồng nói riêng: càng cắt cành mầm bật càng nhiều( theo cấp số nhân). Do vậy các bạn đừng tiếc hay e ngại việc cắt tỉa cành.
3. TRỒNG XUỐNG ĐẤT VÀ NƠI CÓ NHIỀU ÁNH NẮNG
- Hoa hồng là cây ưa ánh sáng do vậy nếu bạn muốn trồng cây khỏe, mầm lộc nhiều thì tốt nhất nên trồng nơi có ánh sáng trực tiếp, thời gian chiếu sáng kéo dài. Hoa hồng không gì bằng trồng thẳng trực tiếp ra đất nhưng nếu điều kiện không cho phép bạn vẫn có thể trồng chậu nhưng cần chú ý kỹ thuật chăm sóc hơn, giá thể trồng cần đảm bảo nguồn sạch, không chứa nguồn gây nấm bệnh, tưới nước, phun thuốc phòng trừ và cung cấp dinh dưỡng đầy đủ, kịp thời. Cô đọng ở cụm từ " ĐỀU ĐẶN, ĐIỀU ĐỘ".
Lộc mơn mởn khi có ánh nắng và chất dinh dưỡng
4. PHUN THUỐC PHÒNG TRỪ SÂU BỆNH
Sau khi cắt tỉa cần tiến hành PHUN THUỐC trừ sâu và nấm kịp thời để bảo vệ mắt mầm giúp cho mầm bật khỏe. Nếu như sau cắt mà bạn không phun thì sâu hoặc nấm bệnh sẽ gây hại cho mắt mầm khiến cho mắt mầm không bật được, yếu thậm chí mầm bật ra nhưng không thể phát triển tiếp được. Đó chính là lý do tại sao khi đi tư vấn cho các khu biệt thự, sân vườn chủ nhà thường thắc mắc tại sao hoa tàn họ cũng tiến hành cắt tỉa, tưới nước, bón phân đầy đủ mà mãi mầm cũng không phát triển là mấy và cây cũng chẳng ra hoa. Lưu ý: -Nếu bạn có phun thuốc nhưng: Phun không đúng thuốc, không đúng cách, không đúng thời điểm, không đúng nồng độ liều lượng thì thuốc cũng không phát huy tác dụng, cây vẫn bị sâu và nấm bệnh như thường. - Đối với những giống hồng ra hoa quanh năm ( mình không đề cập đến giống ra hoa 1 mùa: 1 năm chỉ ra hoa 1 lần) thì chu kỳ lặp hoa từ 30-50 ngày tùy vào đặc tính của giống và tùy thuộc vào mùa trong năm( mùa hè ra hoa nhanh nhất, mùa đông thời gian ra hoa lâu nhất)
5. ĐẢM BẢO ĐỦ DƯỠNG CHẤT CHO CÂY
Sau khi cắt cành cần đảm bảo đất giá thể đủ độ ẩm ( thiếu nước sẽ gây teo ngọn, teo mắt mầm nhưng cũng không tưới nước quá đẫm hoặc úng - là nguồn gây nấm bệnh cho cây), cần cung cấp bổ sung dinh dưỡng cho cây: phân bón + kích rễ ( giúp cho bộ rễ phát triển mạnh, cây sẽ bật nhiều mầm- HIỆN TƯỢNG ƯU THẾ NGỌN). Giai đoạn này cần bón phân có hàm lượng đạm và lân cao. Chú ý: - Không được lạm dụng loại phân bón này vì thành phần đạm quá nhiều sẽ gây lá cây mướt, mỏng dễ gây sâu bệnh cho cây hay khi gặp nắng gắt sẽ gây táp, cháy lá. - Lân: giúp kích thích bộ rễ phát triển, lá xanh, cây chắc khỏe - Kali: Giúp cứng cây, nụ hoa nhiều, hoa đậm màu và bền. Do vậy các bạn trồng hoa chú ý: giai đoạn hình thành cơ quan sinh trưởng: mầm lộc, thân, lá thì cần bón phân có hàm lượng đạm và lân cao; giai đoạn hình thành cơ quan sinh sản ( sinh thực) thì cần loại phân có hàm lượng lân và kali cao. - Vào mùa: Xuân, Thu, Đông thời tiết mát mẻ sau khi cắt cành bạn có thể phun thêm 1 số loại thuốc kích thích bật nhiều mầm: Atonik, đầu trâu 30-10-5... nhưng không nên lạm dụng vì sẽ gây tình trạng rễ cây lười hoạt động: cây phát triển mạnh, tán um tùm, cành xum xuê nhưng bộ rễ kém phát triển. Khi gặp gió, bão... cây đổ và bật cả rễ cây lên. LƯU Y: Nền tảng của sự phát triển bền vững là tập trung vào bỗ rễ của cây.
Th.s Lê Thị Thu Hằng bên vườn hồng trĩu nụ và hoa
Kết luận: Trên đây là chia sẻ kinh nghiệm trồng và chăm sóc hoa hồng của bản thân để giúp cây bật nhiều mầm lộc hữu hiệu, tán cây đẹp, hoa ra nhiều và sai. Rất mong sự đóng góp, chia sẻ kinh nghiệm của các cao thủ trồng hồng để bài viết hoàn thiện và hữu ích hơn.
🌹THIÊN ĐƯỜNG HOA - ĐẲNG CẤP & KHÁC BIỆT!🌻
🍀Tư vấn thiết kế cảnh quan sân vườn
🍀Cung cấp nguồn cây giống chuẩn, chất lượng.
🍀Cung cấp vật tư nông nghiệp
♻️Khu 31ha Viện Nghiên cứu Rau Hoa Quả Trâu Quỳ - Gia Lâm - HN .
Phố Nguyễn Khiêm Ích đi vào 200m (ngay cây xăng cổng trường Đại học Nông nghiệp).
☎️Hotline: 0981248587 👉Zalo tư vấn kỹ thuật: 0914997865
👉 Website: https://thienduonghoa.com.vn
👉Fb chia sẻ kinh nghiệm: https://www.facebook.com/hangruby999
👉Trang bán hàng https://facebook.com/thienduonghoa.com.vn
Mùa thu không chỉ mang lại không khí dịu mát, cảnh sắc vàng óng rực rỡ mà còn là thời điểm lý tưởng để trồng cây và cắt tỉa, cải tạo khu vườn. Được coi là “thời điểm vàng” trong năm, mùa thu tạo ra những điều kiện hoàn hảo để cây trồng phát triển mạnh mẽ và chuẩn bị sẵn sàng cho mùa đông khắc nghiệt.
thienduonghoa
Ngập lũ là một trong những thách thức lớn đối với cây trồng, khiến chúng dễ bị tổn thương, thối rễ, và suy giảm khả năng sinh trưởng. Với vai trò là chuyên gia trong lĩnh vực này, tôi xin chia sẻ cách chăm sóc và phục hồi cây sau ngập lũ để giúp cây nhanh chóng hồi phục và phát triển khỏe mạnh.
thienduonghoa
Sau khi trải qua một đợt ngập lũ, cây trồng thường yếu đi và dễ bị tổn thương. Việc chăm sóc và phục hồi cây sau lũ là rất quan trọng để đảm bảo cây tiếp tục phát triển khỏe mạnh. Tuy nhiên, trong quá trình này, nhiều người trồng cây thường mắc phải một số sai lầm phổ biến khiến cây không phục hồi như mong muốn.
thienduonghoa
Đây là quy trình chuẩn chăm sóc Chanh cẩm thạch nói riêng và nhóm cây ưa cằn nói chung: Chanh, Hoa giấy, Linh sam, ..
Cây chanh cẩm thạch (còn gọi là chanh lá vằn) gặp các vấn đề như phát triển lá mạnh, ít ra quả và dễ mắc sâu bệnh đặc biệt là rầy rệp và muội. Nguyên nhân và giải pháp để khắc phục các vấn đề này như sau:
thienduonghoa
Trong thế giới cây cảnh, cây hoa giấy Thái (còn được gọi là hoa giấy ngũ sắc) là một trong những loài cây phong phú mà mọi người yêu thích với vẻ đẹp sặc sỡ của hoa. Tuy nhiên, để cây hoa giấy Thái phát triển mạnh mẽ và ra hoa đều đặn, việc chăm sóc đúng cách là vô cùng quan trọng.
thienduonghoa
Cây như cây xoài hay cây cam, là những cây trồng quan trọng mang lại nhiều loại trái cây ngon và bổ dưỡng. Tuy nhiên, việc tăng tỉ lệ đậu trái và giảm rụng trái có thể là một thách thức đối với người trồng trọt. Dưới đây là hướng dẫn chi tiết để tối ưu hóa sự ra hoa và tạo quả trên cây có múi.
thienduonghoa