Chế Phẩm Sinh Học Dùng Trong Sản Xuất Nông Nghiệp
Hiện nay việc lạm dụng các loại thuốc bảo vệ thực vật, phân bón hóa học đang trở thành một vấn đề nóng của sản xuất nông nghiệp. Thuốc bảo vệ thực vật cùng phân bón hóa học khiến đất dư thừa một số chất dưới dạng kết tủa và cây không thể hấp thu được chúng. Vì vậy đất ngày càng bị chai cứng, bộ rễ của cây không thể phát triển tối đa, khả năng hút chất dinh dưỡng kém. Trong khi đó có một số chủng loại vi khuẩn có khả năng cố định, phân giải các chất dinh dưỡng có trong đất. Chính vì vậy các nhà khoa học đã nghiên cứu ra các loại chế phẩm sinh học làm tăng hàm lượng các vi khuẩn có ích trong đất. Trong bài này Thiên đường hoa sẽ giới thiệu đến các bạn một loại chế phẩm vi sinh thường hay được sử dụng trong sản xuất nông nghiệp.
Chế phẩm sinh học EM gốc hay còn gọi là EM1 là từ viết tắt của Effective microorganisms có nghĩa là Vi sinh vật hữu hiệu , thường được gọi với tên chế phẩm sinh học. Công nghệ vi sinh hữu hiệu – EM là một công nghệ sinh học hiện đại, đa tác dụng và an toàn được phát minh bởi các nhà khoa học Nhật bản trong những năm 80, đứng đầu là GS.TS. Teruo Higa đến nay đã phát triển và được nghiên cứu ứng dụng rất thành công. Đây là một công nghệ mở, từ những nguyên tắc và hoạt chất cơ bản, đến nay EM đã được sử dụng với rất nhiều công dụng trong trồng trọt, bảo vệ thực vật, chăn nuôi – thú y, sản xuất phân bón vi sinh, thuỷ sản, xử lý vệ sinh môi trường, cải tạo đất, sản xuất các thực phẩm và dược phẩm chức năng, xử lý làm sạch nước bị ô nhiễm, xử lý rác… với hàng trăm loại chế phẩm EM, hàng ngàn sản phẩm EM. Một ưu thế lớn của công nghệ EM là tính rất an toàn đối với cây trồng, gia súc, con người, môi trường… cả trong quá trình sản xuất, điều chế, sử dụng và bảo quản.
Các công dụng kỳ diệu của chế phẩm EM
Công nghệ EM là công nghệ sản xuất và sử dụng chế phẩm EM, là nội dung kỹ thuật quan trọng và cốt lõi của “nông nghiệp thiên nhiên”. Chế phẩm vi sinh EM là 1 cộng đồng các vi sinh vật bao gồm từ 80 – 120 loại vi sinh vật có ích thuộc 4-5 nhóm vi sinh vật khác nhau, nhưng có thể sống hoà đồng với nhau được nhân lên rất nhanh về số lượng qua quá trình lên men, khi được sử dụng sẽ có nhiều tác dụng, đồng thời phát huy các vi sinh vật có ích sẵn có trong đất và môi trường, lấn át, hạn chế các vi sinh vật có hại.
Chế phẩm EM được điều chế ở dạng nước và dạng bột (dạng nước gọi là dung dịch EM, dạng bột gọi là EM Bokashi). Thông thường có các loại EM sau đây:
– EM1 là dung dịch EM gốc, chủ yếu để điều chế các dạng EM khác
Chế phẩm EM1
- EM thứ cấp là dung dịch EM có tác dụng phân giải các chất hữu cơ, khử trùng, làm sạch môi trường, cải thiện tính chất hoá lý của đất, tăng trưởng vật nuôi…
Một số loại chế phẩm EM
- EM5 là dung dịch EM có tác dụng hạn chế, phòng ngừa sâu – bệnh, tăng cường khả năng đề kháng, chống chịu của cây trồng, tăng trưởng của cây trồng…
– EM FPE (gọi là EM thực vật Fermented plant extract) là dung dịch EM có tác dụng kích thích sinh trưởng cây trồng và tăng năng suất, chất lượng cây trồng.
– EM-Bokashi có nhiều loại, dạng bột, như là Bokashi môi trường, Bokashi phân bón, Bokashi – thức ăn chăn nuôi… có tác dụng phân giải các chất hữu cơ, cung cấp dinh dưỡng cho cây trồng, cải tạo đất, tăng trưởng cây trồng và vật nuôi, chăn nuôi hạn chế dịch bệnh, làm sạch môi trường.
– Ngoài ra còn có EM.X mà ở nhiều nước sử dụng để điều chế các thực phẩm chức năng và dược phẩm, mỹ phẩm phục vụ chăm sóc sức khoẻ con người.
Thành phần của EM:
Dung dịch EM là chất lỏng, màu vàng nâu, hoàn toàn vô hại với cây trồng, gia súc và con người, kỵ với các hoá chất, cần được bảo quản nơi khô mát, có mùi thơm chua ngọt rất đặc trưng, độ pH dưới 3,5. Nếu độ pH trên 3,5 đặc biệt là trên 4, có mùi hắc hoặc thối là chế phẩm đã bị hỏng phải loại bỏ.
– Nguyên liệu chủ yếu để điều chế các chế phẩm EM là nước sạch, rỉ đường, các chất hữu cơ có nguồn gốc thực vật và động vật cùng một số phụ gia.
– Thành phần vi sinh vật chủ yếu trong chế phẩm EM.
– EM bao gồm từ 80 – 120 loại vi sinh vật có ích chủ yếu thuộc 5 nhóm sau:
– Vi khuẩn quang hợp: có tác động thúc đẩy các vi sinh vật khác nhau sản xuất các chất dinh dưỡng cho cây trồng.
– Vi khuẩn axit lactic: có tác dụng khử trùng mạnh. Phân huỷ nhanh chất hữu cơ làm mất mùi thối, giảm khí độc và làm sạch môi trường.
– Men: tạo ra quá trình phát triển các chất sinh trưởng cho cây trồng và vi sinh vật.
– Xạ khuẩn: có tác dụng phòng chống các vi sinh vật có hại.
– Nấm men: tác dụng khử mùi, ngăn ngừa các côn trùng có hại.
– Như vậy, các vi sinh vật hữu hiệu EM hoàn toàn có bản chất tự nhiên, sẵn có trong thiên nhiên, quá trình sản xuất hoàn toàn là một quá trình lên men với các nguyên liệu tự nhiên, không chứa đựng bất cứ sinh vật lạc hoặc biến đổi di truyền nào, cho nên hoàn toàn đảm bảo “an toàn sinh học”.
Tác dụng của EM:
EM vừa là một loại phân bón vi sinh, vừa là một chất kích thích sinh trưởng cây trồng và vật nuôi, vừa là một loại nông dược phòng ngừa dịch bệnh, vừa là chất khử trùng và làm sạch môi trường… EM có tác dụng chủ yếu sau đây:
– EM thúc đẩy quá trình phân giải chất hữu cơ, thúc đẩy sự phát triển của hệ sinh vật có ích trong đất, hạn chế hoạt động của vi sinh vật hại, qua đó góp phần cải tạo đất, nâng cao độ phì của đất một cách bền vững, tăng nguồn dinh dưỡng dễ hấp thụ cho cây trồng.
– EM làm giảm mùi hôi thối, khử trùng, giảm các chất độc hại và ruồi muỗi trong môi trường do đó có tác dụng làm sạch môi trường, nhất là môi trường nông thôn.
– EM làm tăng cường khả năng quan hợp của cây trồng, thúc đẩy sự nảy mầm phát triển, ra hoa quả, kích thích sinh trưởng của cây trồng và vật nuôi, làm tăng khả năng đề kháng và tính chống chịu, qua đó góp phần tăng năng suất và phẩm chất cây trồng, gia súc và thuỷ sản- xử lý ao tôm trước khi thả tôm, trong khi nuôi tôm và sau vụ thu hoạch tôm- đặc biệt là tôm thẻ chân trắng và tôm sú; nuôi công nghiệp- mật độ dày, cũng như môi trường nuôi quãng canh, và rất an toàn, thân thiện với môi trường và con người.
– EM hạn chế, phòng ngừa nguồn dịch bệnh của cây trồng và vật nuôi.
– Khử mùi và làm sạch môi trường sau thiên tai, lũ lụt trên diện rộng, giúp khử mùi, làm sạch nước, tiêu hủy xác động vật, gia súc chết trong lũ với chi phí thấp, hiệu quả cao, và thân thiện với môi trường.
- Sử dụng chế phẩm EM để làm phân cá: bà con dùng chế phẩm sinh học EM1, sinh khối thành EM2 (thứ cấp) rồi ủ phân cá- chỉ cần chế phẩm EM2 là đủ, trường hợp bà con có trái đủ xanh hoặc thơm, dứa tại địa phương, thì chặt nhỏ, bỏ thêm vào giúp mau phân hủy cá; thời gian ủ phân cá từ 40-50 ngày là có thể dùng được; khi ủ xong, cá sẽ nát hết, và có mùi thơm dễ chịu (tương tự mùi mắm nêm/mắm cái).
Do những tác động trên, EM có thể sử dụng rất rộng rãi trong phát triển nông nghiệp, chăn nuôi, thuỷ sản, trong làm sạch môi trường, góp phần tạo lập sự bền vững cho nông nghiệp và môi trường, góp phần bảo vệ sức khỏe cộng đồng.
Nguồn: Sưu tầm
Trong trồng trọt, phân bón là một yếu tố quan trọng để giúp cây trồng phát triển tốt hơn. Phân bón hữu cơ là một loại phân bón được làm từ các nguồn tài nguyên hữu cơ như phân chuồng, bã hèm, vỏ cây, rơm rạ, cỏ khô...
thienduonghoa
Phân bón hữu cơ là loại phân bón được sản xuất từ các chất thải sinh học, như bã cà phê, bã rượu, phân động vật, rác thực phẩm và các loại phân còn lại từ việc sản xuất nông nghiệp. Việc sử dụng phân bón hữu cơ để cung cấp dinh dưỡng cho cây trồng là một phương pháp nuôi cây bền vững và an toàn cho môi trường. Trong bài viết này, chúng ta sẽ tìm hiểu về lợi ích khi sử dụng phân bón hữu cơ cho hoa cây cảnh.
thienduonghoa
Dịch vụ cung cấp các vật tư cho mảng nông nghiệp trồng hoa đang ngày càng được ưa chuộng và tìm kiếm bởi các nhà vườn, nông dân và các chủ trang trại. Với mong muốn giúp các đối tác trong ngành nông nghiệp trồng hoa có thể tìm được các sản phẩm phù hợp với nhu cầu của mình, chúng tôi xin giới thiệu đến quý khách hàng dịch vụ cung cấp các vật tư trồng hoa tốt nhất trên thị trường hiện nay.
thienduonghoa
Chắc hẳn các “nông dân nhà phố” sẽ vui mừng khi biết rằng, chỉ từ hạt đậu tương có thể tạo ra một loại “siêu phân bón” hữu cơ để giải bài toán hóc búa bấy lâu: “Làm sao để cây rau,cây hoa phát triển xanh tốt mà không phải dùng đến phân hóa học tiềm tàng nguy cơ ảnh hưởng đến sức khỏe?”.
thienduonghoa
Hiện nay việc lạm dụng các loại thuốc bảo vệ thực vật, phân bón hóa học đang trở thành một vấn đề nóng của sản xuất nông nghiệp. Thuốc bảo vệ thực vật cùng phân bón hóa học khiến đất dư thừa một số chất dưới dạng kết tủa và cây không thể hấp thu được chúng. Vì vậy đất ngày càng bị chai cứng, bộ rễ của cây không thể phát triển tối đa, khả năng hút chất dinh dưỡng kém. Trong khi đó có một số chủng loại vi khuẩn có khả năng cố định, phân giải các chất dinh dưỡng có trong đất. Chính vì vậy các nhà k
thienduonghoa