Những Nền Tảng Cho Sự Phát Triển Bền Vững Của Cây Hoa Hồng
Trong quá trình chăm sóc nếu cây có biểu hiện bất thường như: cây còi cọc, chậm lớn, lá úa vàng ... thì các bạn nên kiểm tra rễ của cây. Cây khỏe mạnh là cây có bộ rễ sinh trưởng mạnh, nhiều rễ con, rễ non có màu trắng tinh. Những rễ có màu đậm là những rễ đã già, khả năng hút dinh dưỡng yếu thậm chí là rễ chết, rễ đã ngừng khả năng hấp thụ dinh dưỡng. Cây muốn sinh trưởng phát triển tốt thì 80% phụ thuộc vào bộ rễ. Vì vậy người trồng và chơi hoa hồng đặc biệt chú ý nên tập trung cho cây phát triển bộ rễ là chủ yếu thay vì phun kích mầm, kích lộc qua lá. Nếu như bạn phun thuốc kích thích hoặc phân bón lá quá nhiều khi gặp trời nắng lá non bị cháy, táp lá, lá mỡm màng, bản lá mỏng cây hay bị sâu bệnh hại, điều đặc biệt cực kỳ nguy hiểm hơn cả là khi phun phân bón lá quá nhiều bộ tán lá có khi phát triển rất mạnh nhưng rễ lười hoạt động , ăn nông không bền vững, khi gặp gió bão sẽ dễ bị chốc gốc, đổ cả cây. Chính vì thế mà Nông nghiệp Hà Lan coi bộ rễ là nền tảng của sự sinh trưởng và phát triển bền vững cho cây trồng. Nói tóm lại các bạn trồng hoa nên: 1- Tập trung phát triển bộ rễ cây trồng - là cơ sở nguyên lý khoa học cho sự phát triển bền vững của Nông nghiệp nói chung và cây hoa hồng nói riêng.
2- Khi cây thiếu dinh dưỡng trầm trọng, bộ rễ bị ảnh hưởng hoặc kém phát triển thì có thể bổ sung dinh dưỡng qua lá cây sẽ hấp thụ nhanh hơn nhưng lưu ý phun với lượng: vừa phải và liều lượng điều độ, tránh lạm dụng. Tránh phun vào những ngày nắng nóng.
3- Với những ngày nắng gắt cần bổ sung nước kịp thời cho cây, với những ngày mưa nhiều cần thoát nước cho cây đặc biệt là cây trồng trong chậu ( khả năng thoát nước kém)
Ths. Lê Thị Thu Hằng
Đối với những cây yếu, cành lá và đặc biệt là bộ rễ bị ảnh hưởng nặng, việc chăm sóc cần thận trọng hơn nhiều để tránh gây thêm tổn thương cho cây và giúp cây phục hồi từ từ. Dưới đây là các bước chăm sóc và những lưu ý quan trọng cần thực hiện
thienduonghoa
Mùa thu không chỉ mang lại không khí dịu mát, cảnh sắc vàng óng rực rỡ mà còn là thời điểm lý tưởng để trồng cây và cắt tỉa, cải tạo khu vườn. Được coi là “thời điểm vàng” trong năm, mùa thu tạo ra những điều kiện hoàn hảo để cây trồng phát triển mạnh mẽ và chuẩn bị sẵn sàng cho mùa đông khắc nghiệt.
thienduonghoa
Ngập lũ là một trong những thách thức lớn đối với cây trồng, khiến chúng dễ bị tổn thương, thối rễ, và suy giảm khả năng sinh trưởng. Với vai trò là chuyên gia trong lĩnh vực này, tôi xin chia sẻ cách chăm sóc và phục hồi cây sau ngập lũ để giúp cây nhanh chóng hồi phục và phát triển khỏe mạnh.
thienduonghoa
Sau khi trải qua một đợt ngập lũ, cây trồng thường yếu đi và dễ bị tổn thương. Việc chăm sóc và phục hồi cây sau lũ là rất quan trọng để đảm bảo cây tiếp tục phát triển khỏe mạnh. Tuy nhiên, trong quá trình này, nhiều người trồng cây thường mắc phải một số sai lầm phổ biến khiến cây không phục hồi như mong muốn.
thienduonghoa
Đây là quy trình chuẩn chăm sóc Chanh cẩm thạch nói riêng và nhóm cây ưa cằn nói chung: Chanh, Hoa giấy, Linh sam, ..
Cây chanh cẩm thạch (còn gọi là chanh lá vằn) gặp các vấn đề như phát triển lá mạnh, ít ra quả và dễ mắc sâu bệnh đặc biệt là rầy rệp và muội. Nguyên nhân và giải pháp để khắc phục các vấn đề này như sau:
thienduonghoa