Những Sai Lầm Nghiêm Trọng Khi Chăm Sóc Cây Hoa Hồng
1. Khi cây bị bệnh nặng thì ưu tiên số 1 tập trung vào chữa bệnh. Tuyệt đối ko phun thuốc và phân bón lá. Vì phun hoặc tưới, bón phân cho cây ko những ko hấp thu được mà còn gây ngộ độc cho cây, sâu bệnh có cơ hội phát triển mạnh hơn.
Biểu hiện của bệnh xuất hiện trên lá cây hoa hồng
2. Sau khi phun thuốc sâu, bệnh hay phân bón lá ko cần phải tưới lại nước hoặc xịt nước lên lá. Hành động tưới hay xịt nước lên lá sẽ làm tăng khả năng rửa trôi, giảm khả năng hấp thụ của thuốc.
Tuyết đối không tưới nước sau khi phun thuốc
3. Sau khi tưới phân bón vào gốc cho cây cần tưới nước lại hoặc xịt nước lên toàn bộ thân lá để tránh những giọt nước phân rơi rớt lên lá khi gặp nắng sẽ gây táp, cháy lá.
4. Ko tưới phân, tưới nước hoặc phun thuốc vào ban đêm để tránh gây nấm bệnh cho cây.
5. Không nên cắt tỉa vào những ngày mưa hay những ngày nắng gắt. Nếu cắt tỉa cành vào những ngày nắng gắt sẽ gây táp ngọn, teo cành ảnh huởng đến sự bật mầm của cây còn nếu cắt tỉa vào ngày mưa vi khuẩn và nấm bệnh rất dễ dàng xâm nhập qua vết cắt. Vì Vậy tốt nhất bạn nên cắt tỉa vào những ngày nắng ráo, có thể sáng sớm hoặc chiều mát.
Cắt tỉa phải chú trọng đến thời tiết
6. Với những ngày hè nắng nóng ưu tiên số 1 là cung cấp đủ nước cho cây, sau đó là phun phòng trừ sâu bệnh. Phân là yếu tố sau cùng, hòa tưới phân đặc dẫn đến ngộ độc, vàng lá, cháy ngọn... do vậy nếu có thì tưới phân cực loãng. ở THIÊN ĐƯỜNG HOA mùa hè nhiều khi 1 tháng mới tưới phân 1 lần.
7. Không nên thay chậu cho cây vào mùa hè. Vì thay vào mùa hè cây phục hồi chậm, nếu ko nắm rõ kỹ thuật thay chậu còn dẫn đến chết cây. Nhưng trong trường hợp bất khả kháng phải thay chậu bạn đặc biệt cần lưu ý: nên chuyển khi ngọn cành đã bánh tẻ, không nên chuyển khi cây đang nụ và hoa (tốt nhất chuyển khi cây vừa cắt đợt hoa tàn); khi chuyển cực kỳ hạn chế làm ảnh hưởng đến bộ rễ của cây, tránh vỡ bầu, không được cắt bỏ bớt rễ, phải chuyển cây vào chỗ dâm mát hoặc che lưới đen bớt ánh sáng cho hồi cây 3-7 ngày rồi chuyển dần ra chỗ nắng. Khi sang chậu trong 15 ngày đầu tuyệt đối không bón phân cho cây, nhưng cần tưới nước cho cây và phun phòng trừ sâu bệnh nếu có.
Kỹ thuật thay chậu cho cây hoa hồng
8. Khi mua cây về nhất là vào mùa hè, do vận chuyển xa- gần ít nhiều đều gây ảnh hưởng đến cây, đặc biệt là bộ rễ nên ta phải để cây chỗ thoáng mát 2-3 ngày rồi từ từ chuyển ra chỗ nhiều ánh sáng hơn để cây thích nghi dần với điều kiện bên ngoài. Một số trường hợp cây ít bị ảnh hưởng thì có thể để nụ và hoa sẵn có trên cây nhưng nếu vận chuyển xa thì tốt nhất bạn nên cắt nụ và hoa để tập trung dưỡng cây và chơi hoa ở lứa tới
9. Mùa hè cắt tỉa lá hỏng , hoa tàn nhưng chỉ cắt hớt phần ngọn khoảng 5-10cm tránh cắt sâu xuống phần gốc như mùa Xuân và Thu vì khả năng bật mầm mùa hè kém hơn nhiều.
10. Những ngày mùa hè nắng nóng ko nên bón phân vô cơ mà nên bón phân hữu cơ: phân vi sinh, trùn quế, dịch trùn quế, Dynamic ... vì đó là những phân làm mát bộ rễ, không gây sót hay nóng cho cây.
11. Cần phải cung cấp đầy đủ và cân đối dinh dưỡng cho cây trong các quá trình sinh trưởng của cây: Phân đa lượng - Phân trung lượng - phân vi Lượng hay dưới góc độ phân loại khác là phân hữu cơ - phân vô cơ. Thông thường 95% người trồng chỉ tập trung vào bón phân đa lượng, trung lượng mà quên bổ sung phân vi lượng hay chỉ tập trung vào cung cấp phân hữu cơ hoặc vô cơ cho cây mà không bổ sung đồng thời cả 2 loại phân trên.
12. Tuyệt đối không bón phân vào gốc và phun thuốc cho cây đồng thời một thời điểm.
13. Đối với hoa hồng 3 nhân tố ảnh hưởng chính theo thứ tự ưu tiên: Phòng trừ sâu bệnh,ánh sáng và phân bón cung cấp cho cây. Trên thực tế đa phần các bạn chỉ tập trung chính vào việc bón phân cho cây.
14. Mỗi giai đoạn sinh trưởng phát triển của cây cần loại phân khác nhau: Giai đoạn bật mầm, chồi lộc cây cần loại phân có hàm lượng đạm cao, giai đoạn nụ và hoa cây cần loại phân có hàm lượng Lân và kali cao giúp cây cứng khỏe, nụ bật nhiều, hoa to, bền và đậm màu. Nhưng hầu hết người chơi hoa đều chỉ bón 1 loại phân hoặc 1 nhóm phân có cùng tác dụng trong suốt quá trình cây sinh trưởng phát triển.
15. Khi cây còn bé hoặc yếu nên tập trung nuôi dưỡng và phục hồi cây, không nên để nụ chơi hoa. Thường các bạn chơi hoa luôn có cảm giác "tiếc" nên vẫn để nụ và hoa mà không biết rằng làm như vậy rất ảnh hưởng đến sự phát triển sau này của cây: cây gầy, yếu, khả năng đẻ và phân nhánh thấp, hoa bé, màu nhạt, nhanh tàn
Trên đây là 15 sai lầm nghiêm trọng mà các bạn trồng hoa hay mắc phải. Hy vọng những kiến thức trên sẽ bổ ích với các bạn. Chúc các bạn có những khóm hồng đẹp!. Mọi thắc mắc xin vui lòng liên hệ trực tiếp: Ths. Lê Thị Thu Hằng 0914997865-0962876869 ( Chuyên gia trong lĩnh vực cây hoa hồng - Khu 31ha, Viện nghiên Cứu Rau - Hoa - Quả TW ).
Tác giả: Th.s : Lê Thị Thu Hằng
Đối với những cây yếu, cành lá và đặc biệt là bộ rễ bị ảnh hưởng nặng, việc chăm sóc cần thận trọng hơn nhiều để tránh gây thêm tổn thương cho cây và giúp cây phục hồi từ từ. Dưới đây là các bước chăm sóc và những lưu ý quan trọng cần thực hiện
thienduonghoa
Mùa thu không chỉ mang lại không khí dịu mát, cảnh sắc vàng óng rực rỡ mà còn là thời điểm lý tưởng để trồng cây và cắt tỉa, cải tạo khu vườn. Được coi là “thời điểm vàng” trong năm, mùa thu tạo ra những điều kiện hoàn hảo để cây trồng phát triển mạnh mẽ và chuẩn bị sẵn sàng cho mùa đông khắc nghiệt.
thienduonghoa
Ngập lũ là một trong những thách thức lớn đối với cây trồng, khiến chúng dễ bị tổn thương, thối rễ, và suy giảm khả năng sinh trưởng. Với vai trò là chuyên gia trong lĩnh vực này, tôi xin chia sẻ cách chăm sóc và phục hồi cây sau ngập lũ để giúp cây nhanh chóng hồi phục và phát triển khỏe mạnh.
thienduonghoa
Sau khi trải qua một đợt ngập lũ, cây trồng thường yếu đi và dễ bị tổn thương. Việc chăm sóc và phục hồi cây sau lũ là rất quan trọng để đảm bảo cây tiếp tục phát triển khỏe mạnh. Tuy nhiên, trong quá trình này, nhiều người trồng cây thường mắc phải một số sai lầm phổ biến khiến cây không phục hồi như mong muốn.
thienduonghoa
Đây là quy trình chuẩn chăm sóc Chanh cẩm thạch nói riêng và nhóm cây ưa cằn nói chung: Chanh, Hoa giấy, Linh sam, ..
Cây chanh cẩm thạch (còn gọi là chanh lá vằn) gặp các vấn đề như phát triển lá mạnh, ít ra quả và dễ mắc sâu bệnh đặc biệt là rầy rệp và muội. Nguyên nhân và giải pháp để khắc phục các vấn đề này như sau:
thienduonghoa